BỘ TRƯỞNG Y TẾ: "NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC LỢI KHI GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ TĂNG"
Cập nhật lúc: 31/08/2023 2618
Cập nhật lúc: 31/08/2023 2618
Theo Bộ trưởng Tiến, dự kiến cuối năm nay liên Bộ Tài chính, Y tế cùng với Bảo hiểm xã hội dự kiến ban hành thông tư về điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Theo đó, áp dụng giá thống nhất ở các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc với 1.800 dịch vụ y tế. Chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường theo các hạng bệnh viện khác nhau. Giá dịch vụ y tế bao gồm có 7 yếu tố chính với các chi phí trực tiếp như thuốc, vật tư tiêu hao điện, nước, xử lý chất thải, sửa chữa, bảo hành, bảo trì cũng như lương, phụ cấp, khấu hao tài sản cố định, đào tạo nghiên cứu khoa học... Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố này. Một số địa phương áp mức giá bằng 60-70% giá trị thực trong 3 yếu tố đó.
Xem thêm: BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
Xem thêm: DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI
"Với việc tăng giá này người dân, nhất là người nghèo được hưởng lợi rất nhiều. Trước kia tất cả chi phí không được kết cấu vào giá thì người bệnh phải tự bỏ tiền túi trả thêm thì giờ không cần", bà Bộ trưởng cho biết
Bà Tiến giải thích, hiện nay người nghèo đã được Nhà nước mua 100% thẻ bảo hiểm và không phải đồng chi trả. Các đối tượng diện chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và người sống vùng biển đảo, vùng núi… cũng được hưởng như người nghèo. Đối với người cận nghèo, Nhà nước đã hỗ trợ mua 70% thẻ bảo hiểm y tế và rất nhiều địa phương đã mua nốt 30% cho người cận nghèo. Đồng chi trả hiện nay cũng chỉ còn 5%. Vì thế, việc điều chỉnh giá lần này không ảnh hưởng nhiều đến người cận nghèo.
Người đứng đầu Bộ Y tế cho rằng tác động lớn nhất trong việc điều chỉnh này (lộ trình đến năm 2016 tăng giá) là với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Khi chúng ta không tính giá dịch vụ đúng, đủ thì chất lượng dịch vụ y tế không thể đảm bảo. Một cái cốc giá 100 đồng nhưng bảo hiểm chỉ thanh toán 50 đồng, như vậy còn 50 đồng là người dân và bệnh viện trả. Chính vì vậy, trả giá dịch vụ y tế đúng với giá trị thực của nó thì mới tạo ra được giá trị thực của chất lượng khám chữa bệnh.
Khi giá dịch vụ tính đúng, tính đủ bệnh viện mới có đủ nguồn để chi cho các chi phí trực tiếp và các chi phí khác, chất lượng khám chữa bệnh sẽ tăng lên. Bệnh viện có điều kiện để đầu tư máy móc và mua đủ trang thiết bị, không bắt buộc người dân phải mua bổ sung thêm phần không được tính.
"Giá dịch vụ y tế tính đúng tính đủ, bệnh viện tự chủ tài chính sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập. Vì thế, bệnh viện bắt buộc phải nâng cao chất lượng thì mới thu hút bệnh nhân. Bệnh viện nào phục vụ tốt thì công ty bảo hiểm mới ký hợp đồng", Bộ trưởng Tiến cho biết thêm.
Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như giảm tải, nâng cao cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị…
Nam Phương _ VnExpress.net
Ngày 18/7/2024, Bộ Y tế công bố Bệnh viện mắt Tây Nguyên là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết